Diamond bay- sổ đỏ từng nền DT: 0949471606
Có mặt tại vị trí đồi 30, 32 và 34 của gói thầu XL-02, đoạn Dầu Giây - Phan Thiết qua tỉnh Bình Thuận, phóng viên Tuổi Trẻ chứng kiến các nhân viên kỹ thuật lắp thiết bị nổ mìn, phá đá. Nhiều xe máy khoan, xe cuốc, xe ben liên tục ra vào để nối tiếp các công đoạn.
Ông Thái Bá Đạt - cán bộ nhà thầu Phương Thành - chia sẻ đây là các đoạn có khối lượng công việc lớn và khó khăn nhất của gói thầu. Nếu hoàn thành các vị trí này sẽ thuận lợi cho các hạng mục tiếp theo.
Còn tại gói thầu XL-04 của đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo, ông Trịnh Quốc Quân - cán bộ nhà thầu Vinaconex - cho biết công trường luôn vận hành liên tục, làm đến đâu cuốn chiếu đến đó. "Trước đây, trước khi thi công hạng mục gì thì nhà thầu phải báo trước khoảng 24 đến 48 tiếng để tư vấn giám sát chuẩn bị các thủ tục ra hiện trường.
Còn bây giờ thì các bên lúc nào cũng có mặt, hễ làm tới đâu là chúng tôi có mặt sớm nhất để cùng phối hợp. Việc này đã tiết kiệm rất nhiều thời gian" - ông Trịnh Đình Chinh, cán bộ tư vấn giám sát tại gói thầu số XL-04 đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo, nói thêm.
Theo Ban quản lý dự án 7 (đại diện chủ đầu tư đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo), tổng sản lượng xây lắp đến cuối tháng 9 đạt khoảng 51,3%, chậm khoảng 3,8% so với kế hoạch.
Kể từ khi phát động phong trào thi đua "120 ngày đêm để thông xe kỹ thuật trước ngày 31-12", dự án đã có nhiều chuyển biến, các nhà thầu tăng ca, tăng kíp, huy động thêm thiết bị, dây chuyền và sản lượng thi công đang tăng dần đều (gần 1,5 lần so với thời điểm đầu tháng 9).
Còn theo Ban quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư đoạn Dầu Giây - Phan Thiết), khối lượng thực hiện từ khởi công đến nay khoảng 57,7%, cơ bản đáp ứng tiến độ điều chỉnh.
Chủ đầu tư này cũng cho hay mùa mưa đến sớm và kéo dài nên chưa đẩy nhanh được tiến độ. Chỉ riêng trong tháng 9 thì mất 20 ngày mưa. Chủ đầu tư này cũng nhìn nhận nguy cơ không kịp thông xe kỹ thuật cuối năm nay nếu thời tiết vẫn bất lợi, giá cả vật tư vật liệu tiếp tục tăng cao.
Các chủ đầu tư trên cũng cho biết hiện nay cả mặt bằng thi công hai đoạn vẫn còn có nhiều điểm vướng trụ điện, đường dây cao thế 220kV và 500kV. Nếu phía điện lực không sớm giải quyết dứt điểm thì tiến độ dự án cũng ảnh hưởng lớn.
nguồn báo tuổi trể
Ngày 10-10, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết tỉnh vừa có buổi làm việc trực tuyến Cục Hàng không Việt Nam về công tác rà soát, tổng hợp các khó khăn vướng mắc trong việc chuẩn bị đầu tư dự án Cảng hàng không Phan Thiết - hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT và một số nội dung khác có liên quan.
Dự án đầu tư xây dựng hạng mục hàng không dân dụng sân bay Phan Thiết được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao từ năm 2014.
Ngày 10-10, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết tỉnh vừa có buổi làm việc trực tuyến Cục Hàng không Việt Nam về công tác rà soát, tổng hợp các khó khăn vướng mắc trong việc chuẩn bị đầu tư dự án Cảng hàng không Phan Thiết - hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT và một số nội dung khác có liên quan.
Dự án đầu tư xây dựng hạng mục hàng không dân dụng sân bay Phan Thiết được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao từ năm 2014.
Thủ tướng giao Bộ KHĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại mức đầu tư của hạng mục nhà ga hành khách dân dụng và năng lực chủ đầu tư BOT hạng mục này. Nếu chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu thì tiếp tục triển khai. Nếu không đáp ứng yêu cầu thì tiến hành đấu thầu bảo đảm công khai, minh bạch để lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu, bảo đảm tiến độ, chất lượng và giảm giá thành; phấn đấu hoàn thành các công trình dân dụng trong năm 2023.
Sân bay Phan Thiết được điều chỉnh từ cấp 4C lên cấp 4E với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỉ đồng. Đây là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự với sân bay quân sự cấp I.
Mục tiêu nâng cấp sân bay nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác các chặng bay Nội Bài - Phan Thiết, Vân Đồn - Phan Thiết, Cát Bi - Phan Thiết với các máy bay code E trong giai đoạn đến năm 2030 cũng như khai thác được các loại máy bay quân sự hiện đại nhất hiện nay.
Khi điều chỉnh quy hoạch sân bay Phan Thiết, các cơ quan liên quan đã kéo dài đường cất hạ cánh sân bay từ 2.400 m lên 3.050 m, mặt đường lăn rộng 23 m, dải lăn rộng 43,5 m, đáp ứng các tiêu chuẩn của ICAO.
Sân đỗ máy bay cũng được mở rộng gồm hai máy bay code E, và bốn máy bay code C. Nhà ga hành khách sân bay Phan Thiết được mở rộng từ 5.000 m2 lên 19.200 m2, để đạt công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm. Với quy hoạch điều chỉnh, sân bay Phan Thiết sẽ được chia làm ba khu: Khu bay dùng chung cho cả mục đích dân dụng và quân sự; khu phục vụ hàng không dân dụng gồm sân đỗ máy bay hàng không dân dụng và công trình hàng không dân dụng nằm độc lập; khu quân sự dành riêng đỗ máy bay quân sự, hạ tầng kỹ thuật quân sự.
Du lịch của Bình Thuận được đánh thức từ sau sự kiện nhật thực toàn phần vào cuối năm 1995.
Từ đó đến nay, ngành công nghiệp không khói này đã phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 31,3%/năm, đóng góp vào tổng sản phẩm nội tỉnh trên 9%. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 4.489 tỉ đồng.
Với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội giữa các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên, đặc biệt là cách không xa TP HCM, du lịch Bình Thuận còn có thể phát triển mạnh hơn nữa nếu có hướng đi đúng.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Nguyễn Văn Hùng, tỉnh Bình Thuận cần tạo ra bộ nhận diện thương hiệu riêng cho du lịch tỉnh này. "Các sản phẩm du lịch của Bình Thuận hiện nay là gì? Tôi cho rằng chúng ta phải phát huy các lợi thế đã có, đó là du lịch biển gắn với thể thao và giải trí. Tỉnh Bình Thuận có bờ biển 192 km, nhưng bây giờ phải tính thêm, khai thác thêm du lịch văn hóa" - ông Nguyễn Văn Hùng nói.
Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, Bình Thuận cần khai thác tối đa lợi thế gần TP HCM để phát triển du lịch MICE (hoạt động du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện), du lịch kết hợp với chăm sóc sức khỏe. "Gần TP HCM là nơi trung tâm hội nghị, trung tâm các sự kiện lớn của quốc gia và quốc tế, chúng ta phải tận dụng được lợi thế này để đưa nguồn khách tiềm năng rất lớn về đây qua loại hình du lịch MICE" - ông Hùng nói.
Một loại hình sản phẩm khác mà Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL đề nghị du lịch Bình Thuận có thể nghiên cứu, đó là phát huy được yếu tố văn hóa của cộng đồng các dân tộc địa phương. Với 35 dân tộc cùng sinh sống, mang những nét đặc trưng văn hóa khác nhau, tỉnh Bình Thuận cần phát huy nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật làng nghề, như làng gốm của đồng bào dân tộc Chăm. Làm tốt điều đó sẽ kéo càng đông du khách đến trải nghiệm những hoạt động văn hóa cộng đồng. "Muốn phát huy được văn hóa của cộng đồng các dân tộc thì Bình Thuận phải có chính sách địa phương về nghệ nhân, để họ trao truyền được các giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau. Vừa qua ở Bắc Ninh, Phú Thọ đã có những chính sách rõ ràng để truyền quan họ, hát xoan. Rồi trên Tây Nguyên khó như thế mà họ cũng truyền được cồng chiêng" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra du lịch cũng như kinh tế Bình Thuận tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác hết, chưa biến thành nguồn lực để phát triển nhanh, phát triển xanh, bền vững. "Hiện tại Bình Thuận có hệ thống giao thông cơ bản đầy đủ. Nếu chúng ta làm sân bay xong, rồi có thể khai thác cảng khách quốc tế để các tàu 5 sao ghé vào thì coi như hệ thống giao thông kết nối kinh tế trong nước tương đối tốt. Và đây cũng là một thế mạnh của tỉnh mà chúng ta cần phải phát huy, khai thác" - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh. Thủ tướng cũng cho rằng Bình Thuận cần khai thác tối đa lợi thế bờ biển đẹp để phát triển du lịch. Trong đó, cần sớm đưa Mũi Né trở thành trung tâm du lịch quốc tế.
Đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải làm việc với Ban quản lý dự án 7 về triển khai dự án xây dựng cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết sáng 10-9 - Ảnh: T.KH
Ngày 10-9, tại buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải về tình hình thực hiện dự án xây dựng cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, ông Nguyễn Chung Khánh - giám đốc Ban Quản lý dự án 7 - cho biết dự kiến cuối tháng 9 hoặc chậm nhất là đầu tháng 10-2020 sẽ khởi công xây dựng cao tốc này.
Việc xây dựng tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết nhằm từng bước hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Theo Ban Quản lý dự án 7, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 103,8km, bắt đầu từ huyện Tuy Phong (điểm cuối của dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo) đến huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, nối tiếp với dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Dự án đi qua 21 xã thuộc 4 huyện tỉnh Bình Thuận.
Trong giai đoạn 1, đầu tư xây dựng tuyến cao tốc có mặt đường rộng 17m cho 4 làn xe lưu thông với tốc độ 80km/h. Trên tuyến xây dựng 57 công trình, trong đó có 31 cầu trên đường cao tốc, 5 cầu trong các nút giao thông…
Cứ khoảng cách 4 - 5km đường cao tốc sẽ bố trí làn dừng xe khẩn cấp.
Sơ đồ tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Nguồn: Ban Quản lý dự án 7
Đến nay công tác giải phóng mặt bằng đạt 97,5km/100,8km, còn vướng 3,3km, trong đó có 83 hộ/1.978 hộ chưa nhận tiền đền bù giải tỏa. Theo đó đã giải ngân đền bù giải tỏa được 951,6 tỉ đồng/1.323 tỉ đồng và hoàn thành xây dựng 4/4 khu tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa.
Theo kế hoạch, đến giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh, tuyến cao tốc này sẽ mở rộng mặt đường lên 32,2m cho 6 làn xe lưu thông với tốc độ 120km/h.
Dự kiến giai đoạn 1 dự án sẽ hoàn thành trong năm 2022.
04/09/2022 14:06 GMT+7
Công trường thi công dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết những ngày lễ Quốc khánh 2-9 - Ảnh: ĐỨC TRONG
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trưa 4-9, mặc dù là giờ nghỉ nhưng các công nhân, kỹ sư vẫn tất bật thảm nhựa nóng lớp thứ 3 tại đoạn km23+500 thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Xe ben vừa chở nhựa nóng đến là đấu đuôi đổ sang xe chuyên thảm. Vừa thảm xong là đoàn xe lu lèn tiếp nối. Nhựa đường giữa trưa phả hơi nóng rát nhưng các kỹ sư, công nhân vẫn cặm cụi kiểm tra kỹ thuật
Các công nhân, kỹ sư đang thảm lớp nhựa nóng tại km23+500 thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Ảnh: ĐỨC TRONG
Ông Thái Bá Đạt - cán bộ thuộc nhà thầu Phương Thành - cho biết đơn vị đang dồn hết lực để thi công như cam kết với Bộ Giao thông vận tải.
"Các kỹ sư, công nhân, máy móc vẫn hoạt động liên tục, không có ngày nghỉ lễ để bù đắp lại những ngày nghỉ bất khả kháng trước đây do dịch bệnh, thời tiết, thiếu vật liệu…" - ông Đạt chia sẻ.
Kiểm tra kỹ thuật lớp nhựa nóng vừa thảm - Ảnh: ĐỨC TRONG
Tương tự, ông Phạm Quốc Huy - giám đốc Ban điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo - cho biết trên công trường vẫn đang thi công toàn tuyến, không có ngày nghỉ lễ.
"Bộ và Ban quản lý dự án 7 đang động viên, tháo gỡ dần các vướng mắc để nhà thầu vượt qua các khó khăn như bão giá, thời tiết… để cố gắng bám công trường thi công" - ông Huy cho biết.
Xe chuyên dụng đang thảm nhựa nóng - Ảnh: ĐỨC TRONG
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đoạn cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo dài 100,8km, khởi công tháng 9-2020 và kế hoạch hoàn thành tháng 12-2022. Sản lượng thực hiện đến tháng 8-2022 đạt 49,35% giá trị hợp đồng, chậm 2,9% so với kế hoạch điều chỉnh.
Còn đoạn Dầu Giây - Phan Thiết dài khoảng 99km, cùng khởi công và kế hoạch hoàn thành tháng tương tự. Sản lượng thực hiện đến tháng 8-2022 đạt 53,8% giá trị hợp đồng, chậm 2,05% so với kế hoạch điều chỉnh.
Bộ lý giải các nguyên nhân chậm là do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, thời tiết không thuận lợi (mùa mưa đến sớm và kéo dài), ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (phải dừng thi công hơn một tháng), đồng thời năng lực tài chính của một số nhà thầu thiếu hụt (nhất là giai đoạn giá nhiên liệu, vật liệu tăng mạnh)…
Bộ Giao thông vận tải đánh giá cả hai dự án trên cơ bản sẽ hoàn thành, thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022 và đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2023.
Nguồn Tuổi Trẻ Online